Như đã nói về SEO onpage là gì ?
Sau đây là hướng dẫn cụ thể từ cơ bản tới nâng cao về SEO onpage
+SEO onpage là tối ưu website bao gồm các vấn đề sau:
+ Tối ưu title của website.
+ Tối ưu thẻ meta keywords của website.
+ Tối ưu thẻ meta language của website.
+ Tối ưu thẻ meta description của website.
+ Tối ưu thẻ meta robots của website.
+ Tối ưu mật độ từ khóa.
+ Tối ưu các thẻ từ H1 tới H6 ( thông thường từ H1 tới H3 ), strong, em...
+ Tối ưu url thân thiện.
+ Tối ưu cấu trúc website.
+ Tối ưu title cho link, alt, title, dung lượng cho hình ảnh.
+ Tối ưu HTML + CSS theo chuẩn quốc tế W3C.
+ Tối ưu CSDL, sự kết nối giữa code và CSDL.
+ Tối ưu tệp file .htaccess .
+ Xây dựng và tối ưu Sitemap cho website.
+ Tối ưu các bài viết : title, link, des, tags, liên kết....
+ Tối ưu tốc độ load của website.
+ Tối ưu tính tương tác của website đối với người dùng.
+ Tối ưu giao diện thân thiện, bắt mắt..........
+ Xây dựng nội dung hữu ích, nhắm tới mục đích tìm kiếm của người dùng.
Điều đầu tiên khi các bạn muốn làm SEO onpage tốt thì các bạn cần phải am hiểu về code, HTML, CSS, phải am hiểu về ngôn ngữ viết lên website bạn làm SEO để có thể tùy biến tốt nhất.
1. Tối ưu title của website: tối ưu title cho website như thế nào? Dựa trên những kinh nghiệm thực tế đã làm SEO, thì mình xin đưa ra luận điểm thế này, title có độ dài không quá 69 ký tự (hiển thị trên google) có tính quan trọng số 1, được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy chúng ta phải tối ưu title thật tốt. Thường đối với 1 link ( 1 page ) chúng ta chỉ nên SEO nhiều nhất là 3 từ khóa chính và tối ưu title theo 3 từ khóa chính đó, các từ khóa chính phải liên quan mật thiết tới nhau và tới nội dung của link ( page ). Từ khóa nào quan trọng thì đặt ở đầu sau đó sắp xếp theo độ quan trọng giảm dần.
vd như Splay Thế Giới Giải Trí của chúng ta:
<title>Splay Thế Giới Giải Trí</title>
từ khóa chính ở đây là Splay Thế Giới Giải Trí
Các điều lưu ý ở đây là:
+ Cụm từ chính xác luôn được ưu tiên hơn các từ rời rạc, vd khi search "Splay The Gioi Giai Tri" thì title có từ "splay the gioi giai tri" sẽ tốt hơn là title "splay giai tri".
+ Viết title càng tự nhiên càng tốt, vì nó không gây khó chịu cho người search và không bị bác google ghét .
2. Tối ưu thẻ meta keywords: keywords là các từ khóa, vì vậy các bạn cần phải phân tích để lựa chọn các từ khóa cho website của mình, thẻ meta keywords thường gồm từ 5 - 10 từ khóa, mỗi từ khóa các nhau bởi dấu "," : dien dan cntt, forum cntt........
Các cụm từ chính xác vẫn tốt hơn các từ rời rạc giống như title.
Thẻ này có dạng:
<meta name="keywords" content="các từ khóa">
Thẻ này hiện tại không được google chú trọng và các webmater cũng không chú ý tới nó nhiều quá nhưng đối với mình thì nó vẫn rất quan trọng, theo quan điểm của mình nó giúp google định hướng nội dung của website nhanh hơn.
3. Tối ưu thẻ meta description : description là phần mô tả nội dung của website, độ dài khoảng 180 ký tự ( gần 2 dòng khi search trên google ). thẻ này thì các bạn phải viết thật tự nhiên, thật hot để người dùng thấy hay mà click vào, tất nhiên vẫn phải viết để xuất hiện các từ khóa, và từ nào quan trọng nhất các bạn nên đặt trên cùng.
<meta name="description" content="mô tả về website">
4. Tối ưu thẻ meta robots: Tốt nhất các bạn nên để thẻ này như sau:
Để website được index và follow.
<meta name="robots" content="index, follow" />
5. Tối ưu mật độ từ khóa: thông thường mật độ từ khóa tốt nhất rơi vào khoảng 3 - 7 %, cũng có khi cao hơn tới 9 - 10% tùy đối với những website khác nhau. Làm sao để check mật độ này? Các bạn check ở đây:
http://www.webseoanalytics.com/free/seo-tools/web-seo-analysis.php#viewreport
nhập website vô và đợi nó loading report, sau đó các bạn bấm vào tab Page Analysis và kéo xuống dưới để xem mật độ các từ khóa nhé. Làm sao để mật độ từ khóa đạt được như vậy thì các bạn phải tùy biến thôi nhưng mà lưu ý là không được nhồi nhét từ khóa nhé, cẩn thận google rình rập thì khổ .
6. Tối ưu các thẻ từ H1 tới H6, strong, em: Thông thường trên 1 page số lượng các thẻ như sau: tối đa 3 thẻ H1, 5 thẻ H2, 30 thẻ H3, nhưng các webmaster hay dùng nhất là 1 thẻ H1, 3 thẻ H2 và 8 thẻ H3, các thẻ H4, H5, H6 tính quan trọng không còn nhiều nữa, tuy nhiên các bạn vẫn có thể tùy biến thêm vào.
Thẻ H1 là thẻ quan trọng nhất nên các bạn hãy cho từ khóa chính vào đó.
Thẻ H2 : cho các từ khóa liên quan, có chứa từ khóa chính.
Thẻ H3 : như thẻ H2.
Các thẻ khác tương tự, cả strong hay em cũng vậy.
7. Tối ưu url thân thiện: tất nhiên link dạng
http://abc.com/link-than-thien.html
sẽ tốt hơn dạng
Khi các bạn search ở google hãy để ý đến link của các kết quả, từ khóa trong link cũng được google cho in đậm. hoặc ít nhất nó thân thiện với người dùng.
8. Tối ưu cấu trúc website: Google bot craw webite chúng ta từ trên xuống và từ trái qua phải, chính vì vậy các link quan trọng các bạn nên để ở trên cao và tùy biến mà sắp xếp 1 cách hợp lý và khoa học. Tiếp đến là các internal link ( đi kèm từ khóa càng tốt ), tức là các link trong website, trong các page hãy chèn các internal link 1 các hợp lý và khéo léo để điều hướng bot 1 cách tốt nhất, sử dụng rel="nofollow" đối với các link không quan trọng và không cần bot quan tâm.
9. Tối ưu hình ảnh: các image phải có thẻ alt và title ( tiêu đề, nội dung của ảnh ).khi tối ưu tốt vấn đề này các bạn có thể tăng mật độ từ khóa cho website, tăng thứ hạng trên google khi search images. Dung lượng ảnh càng nhỏ càng tốt để không ảnh hưởng tới tốc độ load, ảnh đặt tên theo bài viết....
10. Tối ưu HTML + CSS theo chuẩn quốc tế W3C: như trên cùng bài viết mình đã nói các bạn cần am hiểu về HTML, CSS, ngôn ngữ viết website. Công cụ check lỗi này là:
các bạn có thể vô check và fix các lỗi cho website.
11. Tối ưu CSDL, sự kết nối giữa code và CSDL: vấn đề này thuộc về coder khá nhiều, làm sao để database nhẹ, tốc độ load các bài viết nhanh, website ổn định........
12. Tối ưu tệp .htaccess: Vấn đề này sẽ được nói tới ở Box : Htaccess - URL Rewrite
13. Xây dựng và tối ưu Sitemap cho website: Các bạn có thể dùng website sau đây để tạo sitemap cho website của mình :
Khi tạo xong site map các bạn mở ra kiểm tra link nào không quan trọng bỏ đi cũng được sau đó up lên host và submit vô anh Google nhé!
14. Tối ưu các bài viết cũng giống như tối ưu website, các bạn xem lại các mục trên để tối ưu cho bài viết tốt nhé và nhớ là hãy cố gắng tự viết bài hoặc nếu copy thì sửa nhiều nhiều đi nhá
15. Tối ưu tính tương tác của website đối với người dùng: làm sao để người dùng sử dụng các menu, các chức năng trên website của mình tốt nhất, hãy đơn giản hóa các công đoạn, đơn giản hóa các menu......... các chức năng quá phức tạp khiến người dùng khó chịu....
16. Tối ưu giao diện thân thiện, bắt mắt: Cái này chắc các bạn cũng khá rõ mình ko phải nói nữa .
17. Vấn đề cuối là " Content is King " - Nội dung luôn là vua từ trước tới nay, vì vậy hãy xây dựng nội dung thật tốt, nội dung phải thực phải hữu ích đối với người search để tăng time on site, giảm bond rates,...... và có thể giúp các bạn đạt PR ( pagerank ) cao